Home / Văn mẫu / Văn mẫu lớp 11 / Phân tích bài thơ Thu điếu của Nguyễn Khuyến

Phân tích bài thơ Thu điếu của Nguyễn Khuyến

Đề bài: Em hãy phân tích bài thơ “Thu điếu” của Nguyễn Khuyến.

Bài làm

Có câu nói thế này: “Tác phẩm văn học lớn hấp dẫn người đọc bởi cách nhìn nhận mới, tình cảm mới, về những điều, những việc ai cũng biết cả rồi”. Cũng là thể lài mùa thu quen thuộc, nhưng bài thơ “Thu điếu” (“Câu cá mùa thu”) của Nguyễn Khuyến lại có những hình ảnh và cách thể hiện rất riêng, cho thấy những cảm xúc đặc biệt của nhà thơ trước thế sự.

Nguyễn Khuyến (1835-1909) quê làng Yên Đổ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam, từ nhỏ đã nổi tiếng có thông minh, giỏi làm thơ, vè, câu đối. Do Nguyễn Khuyến từng đỗ đầu cả ba kì thi thi Hương, thi Hội và thi Đình nên có biệt danh là Tam Nguyên Yên Đổ. Ban đầu Nguyễn Khuyến làm quan cho triều Nguyễn trong khoảng 10 năm. Sau đó, khi Pháp xâm lược nước ta, triều đình phong kiến hèn nhát cúi đầu, tiếp tay cho giặc ngoại xâm đô hộ, nhân dân chịu cảnh “một cổ đôi chòng”, bất bình trước thế cuộc, Nguyễn Khuyến chọn con đường quy về ở ẩn. Cả đời Nguyễn Khuyến nổi tiếng là người thanh cao, nặng lòng yêu nước.

Bài thơ “Thu điếu” nằm trong chùm thơ ba bài thơ thu nổi bật của Nguyễn Khuyến là Thu điếu, Thu ẩm và Thu vịnh. Bài “Thu điếu” thường được gọi đơn giản là “câu ác mùa thu”, sáng tác trong thời gian nhà thơ về ở ẩn. Bài thơ vừa thể hiện bức tranh thiên nhiên thu đặc trưng của Việt Nam vừa bày tỏ tâm sự trước thời cuộc bấy giờ.

Bài thơ chủ yếu miêu tả không gian mùa thu quanh ao hồ nơi nhà thơ thường ngồi câu cá.

“Ao thu lạnh lẽo nước trong veo

Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo”

Mùa thu trong thơ Nguyễn Khuyến không đủ đặc trưng, gợi hương gợi sắc như thu của Hữu Thỉnh:

“Bỗng nhận ra hương ổi

phả vào trong gió se

sương chùng trình qua ngõ

hình như thu đã về”

("Sang thu")

Thu của Hữu Thỉnh là mùa thu trong tiết trời tự do độc lập Bắc Bộ. Còn thu trong thơ Nguyễn Khuyến là mùa thu của thời cuộc: dân đói khổ, chính quyền chuyên quyền, độc đoán. Do đó, ao thu mới “lạnh lẽo”, còn con thuyền câu thì “tẻo teo”. Hai từ láy trên gợi ra cái cô quạnh, xơ xác, đơn độc của con người giữa không gian cao rộng của mặt hồ mênh mông và đất trời rộng lớn. Không những thế, thanh âm gần như im lặng tuyệt đối. Mặt hồ nước “trong veo”, phải tĩnh lặng và yên ắng lắm thì mới thấy được mặt nước trong vắt, sâu tới đáy.

phan tich bai tho thu dieu cua nguyen khuyen - Phân tích bài thơ Thu điếu của Nguyễn Khuyến
Em hãy phân tích bài thơ “Thu điếu” của Nguyễn Khuyến

Có chăng thứ gì đấy chuyển động thì chỉ là vài gợn sóng với chiếc lá vàng rơi:

“Sóng biếc theo làn hơi gợn tí

Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo”

Thủ pháp lấy động tả tĩnh được sử dụng rất tài tình. Rõ là có sự chuyển động của sóng đấy nhưng chỉ là một cái “gợn tí” thôi. Rõ là có lá vàng rơi đấy nhưng chỉ thoáng chốc, rơi cái “vèo” qua không kịp để lại ấn tượng gì. Do đó, chuyển động mà như không, càng chuyển động hời hợt, chút chút càng làm nổi bật cái không gian lặng lẽ, cô quạnh.

Đổi sang điểm nhìn mới, đôi mắt tác giả như chiếc ra-đa dò tìm sự chuyển động mạnh dạn hơn, thế nhưng:

“Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt

Ngõ trúc quanh co khách vắng teo”

Không còn mặt hồ trong veo nữa nhưng lại là bầu trời xanh ngắt. Dù có tầng mây đấy, nhưng tầng mây lại nhỏ bé quá, ngập tràn trong mắt hầu như là màu xanh của trời cao rộng. Mây cũng chuyển động đấy, nhưng chỉ là “lơ lửng” – chậm chạp, lềnh đềnh tại chỗ mà thôi. Hướng ra con đường trúc, nơi mà dễ dang tìm thấy bước chân qua lại của con người nhất nhưng rốt cục chỉ nhận lại sự “vắng teo”. Từ “vắng teo” không chỉ đặc tả cái thiếu vắng mà còn là sự heo hút, xác xơ. Như vậy, nghệ thuật lấy động tả tĩnh, nói mây nẩy trăng tiếp tục được sử dụng.

Cuối cùng, tác giả ngán ngẩm trở về công việc câu cá:

“Tựa gối ôm cần lâu chẳn được”

Hình ảnh con người đã xuất hiện trong tư thế “tựa gối”, “ôm cần”. Tựa gối là trạng thái dồn hết trọng lượng cơ thể lên đôi chân. Có lẽ, trái tim và lí trí đã quá mỏi mệt, vì thế nhà thơ buông bỏ, thở phào một hơi thật dài. Đó là cái thở dài để quên đi cái thế cuộc. Thế cuộc đất nước đang suy vong, tàn lụi. Thế cục con người chán trường với thực tại mưu sinh.

Bỗng một tiếng động rất khẽ khiến tác giả giật mình rời khỏi dòng suy tư:

“Cá đâu đớp động dưới chân bèo”

Từ “cá đâu” là cách hỏi mơ hồ, không định hướng cũng thể hiện trạng thái bất ngờ. Cá đớp bèo là thanh âm rất khẽ, rất nhẹ nhưng lại khiến tác giả phải giật mình. Có như vậy, ta lại càng hiểu được cái lặng tờ, cô độc tuyệt đối của không gian.

Bài thơ “Tự tình” là bức tranh cảnh thu đẹp và buồn. Cảm xúc, tâm tư dồn nén qua từng câu thơ gần như nghẹt thở như một bức tranh xã hội thu nhỏ lúc bấy giờ. Văn phong uyển chuyển, linh hoạt nhưng rất hài hòa giữa hình ảnh, âm thanh và màu sắc. Tất cả cùng là nổi bật nên tâm trạng trung của tác giả: cô độc và chán trường.

Đứng từ nhiều điểm nhìn, tác giả có dịp miêu tả bức tranh thiên nhiên mùa thu được lột tả qua mọi góc cạnh. Qua đó, người đọc cảm nhận được tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương sâu sắc của tác giả.

“Thu điếu” của Nguyễn Khuyến mang mùa thu rất riêng và tâm trạng rất riêng. Nó đã góp phần làm phong phú thêm thể tài thơ thu nói riêng và nền thơ ca Việt Nam nói chung.

Hoài Lê

Check Also

hinh anh nu sinh cap 3 dep voi goc chup nghieng 310x165 - Cảm nhận về bức tranh phố huyện lúc chiều tà trong truyện ngắn Hai đứa trẻ

Cảm nhận về bức tranh phố huyện lúc chiều tà trong truyện ngắn Hai đứa trẻ

Cảm nhận về bức tranh phố huyện lúc chiều tà trong truyện ngắn Hai đứa …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *