Home / Văn mẫu / Văn mẫu lớp 8 / Cảm nhận về nhân vật Giôn-xi

Cảm nhận về nhân vật Giôn-xi

Đề bài: Cảm nhận của em về nhân vật Giôn-xi trong “Chiếc lá cuối cùng” của O Hen-ri.

Bài làm

O Hen-ri là nhà văn Mỹ nổi tiếng chuyên viết truyện ngắn. Các tác phẩm của ông phần lớn hướng vào cuộc sống nghèo khổ của người dân, trong đó nổi tiếng nhất là truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng”. Truyện xoay quanh những con người có số phận khác nhau nhưng có chung đam mê nghệ thuật, trong đó nhân vật Giôn-xi là một cô gái bệnh tật, nghèo khổ nhưng đã vượt lên hoàn cảnh để tiếp tục sống và cống hiến.

Truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng” của O Hen-ri đề cập tới những người nghệ sĩ nghèo, bị cuộc sống mưu sinh xoay vần đến mức gần như không thể tiếp tục theo đuổi ước mơ nghệ thuật cao đẹp của mình. Thế nhưng, chính tình yêu nghệ thuật, khát khao hướng tới những điều tốt đẹp trong cuộc sống, hướng tới chân- thiện – mỹ của cuộc đời mà ba nhân vật đã vượt lên nỗi đau để làm đẹp cho đời. Truyện xoay quanh ba nhân vật cụ Bơ-men, Xiu và Giôn-xi. Trong đó, nhân vật Giôn- xi là cô gái trẻ trung, nhưng nghèo khổ lại mắc căn bệnh viêm phổi mãn tính gần như không thể nào chữa trị, vì thế cô luôn mất niềm tin ở tương lai.

Nhân vật Giôn-xi được đặt vào tình huống đặc biệt. Nghèo, không tiền thuốc, không thân nhân, nhưng hơn hết bi kịch của Giôn-xi chính là sự mất niềm tin vào cuộc sống. Giôn-xi có một niềm tin đau đớn rằng mình luôn chuẩn bị sẵn sàng cho chuyến đi “xa xôi bí ẩn” của mình. Xiu – người bạn thân thiết nhất của Giôn-xi tùng tâm sự với cụ Bơ-men rằng: “Cô ấy yếu đuối và mảnh mai như một chiếc lá, quả thật, rất có thể sẽ bay đi mất, khi mối ràng buộc mong manh giữa cô ấy ở trên trần thế này suy yếu”. Sự so sánh cuộc đời con người với chiếc lá thường xuân mong manh trước làn gió nhẹ trong giá rét phũ phàng của mùa đông đã nói lên toàn bộ số phận của những người dân nghèo nước Mỹ bấy giờ.

cam nhan ve nhan vat gion xi - Cảm nhận về nhân vật Giôn-xi

Cảm nhận về nhân vật Giôn-xi

Giôn-xi luôn mặc cảm, bi quan trước cuộc sống. Giôn-xi luôn tin rằng cô sẽ chết khi chiếc lá thường xuân cuối cùng rụng xuống. Bác sĩ báo rằng: “Bệnh tình của cô ấy có thể nói là mười phần chỉ còn hi vọng được thôi”. Mỗi ngày, Giôn-xi nhìn ra ngoài cửa sổ, đếm từng chiếc lá rụng xuống, mỗi chiếc lá lìa cành là một tia hi vọng của cô biến mất. Giôn-xi tiêu biểu cho những con người đang héo tàn sức sống trong xã hội đầy rẫy bon chen, phân biệt đối xử. Tâm hồn Giôn-xi cũng là biểu tượng của nền nghệ thuật đang bi vào bế tắc, suy thoái.

Ngược lại, đâu đó trong sâu thẳm tâm hồn con người vẫn luôn tồn tại sức sống dậy mãnh liệt, chỉ thiếu một chất xúc tác đầy đủ. Chất xúc tác – chiếc lá thường xuân cụ Bơ-men vẽ trong đêm mưa gió đã làm sống dậy tâm hồn luôn khát khao sống và niềm đam mê nghệ thuật. Khi nhận ra chiếc lá cuối cùng kia chính là do cụ Bơ-men hi sinh sự sống để có được, Giôn-xi đã tìm lại niềm tin vào cuộc sống và niềm tin vào nghệ thuật chân chính. Sự sống dậy của tâm hồn Giôn-xi cũng là khởi sắc đầu tiên của nền nghệ thuật nước Mỹ. O Hen-ri muốn phê phán sự coi trọng động tiền, sống thực dụng đồng thời tôn vinh nghệ thuật bất tử, có khả năng tạo nên những điều kì diệu.  

Chọn một nhân vật trong trạng thái ốm đau bệnh tật làm tiêu điểm cho hành vi hoạt động của các nhân vật khác để tạo ra thước đo nhân phẩm và tình cảm con người. O Hen-ri cũng chú ý nhiều tới cách tạo tình huống có vấn đề để dẫn dắt tới cách giải quyết đột biến, bất ngờ khi kết thúc truyện. Đây là cách làm quen thuộc ở văn chương O Hen-ri.

Tóm lại, tác phẩm “Chiếc lá cuối cùng” của O Hen-ri đậm tính nhân văn và chất triết lí nhân sinh quan đã bộc lộ tình yêu thương con người và niềm yêu nghệ thuật của chính nhà văn. Từ đó, O Hen-ri khẳng định giá trị đích thực của nghệ thuật: Nghệ thuật có khả năng cứu rỗi linh hồn con người.

Hoài Lê

Check Also

7370 1494911290067 1020 310x165 - Phân tích hình ảnh nhà cách mạng yêu nước qua bài thơ “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” của Phan Bội Châu

Phân tích hình ảnh nhà cách mạng yêu nước qua bài thơ “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” của Phan Bội Châu

Phân tích hình ảnh nhà cách mạng yêu nước qua bài thơ “Vào nhà ngục …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *