Home / Văn mẫu / Văn mẫu lớp 11 / Nghị luận xã hội về an toàn giao thông

Nghị luận xã hội về an toàn giao thông

Đề bài: Nghị luận xã hội về vấn đề an toàn giao thông.

Bài làm

Vấn đề an toàn giao thông vốn không mới nhưng chưa bao giờ thôi nan giải và nhức nhối. Tai nạn giao thông vẫn đang ở mức báo động đối với bất kì quốc gia nào, đòi hỏi chúng ta phải có nhận thức đúng đắn và bước đi rõ ràng để kiềm chế và giải quyết tốt hơn vấn nạn này.

Có thể định nghĩa an toàn giao thông là hoạt động ứng xử khi tham gia giao thông được đánh giá dựa trên hành vi có hoặc không có văn hóa. An toàn giao thông đặt ra những vấn đề như mọi người chấp hành tốt luật giao thông đến đâu, có thực hiện đúng và đủ quy tắc điều khiển phương tiện giao thông hay không, có thái độ thế nào khi giải quyết các hoạt động lưu thông xung quanh… Tai nạn giao thông là hệ quả của việc tham gia giao thông thiếu an toàn.

Trong nhiều năm gần đây, số liệu thống kê về số các vụ tai nạn giao thông có xu hướng giảm nhẹ, song điều này không hề chứng tỏ sự cải thiện mức độ an toàn giao thông ở nước ta. Thực tế thì số lượng giảm song quy mô và tính chất vụ việc lại tăng lên. Các vụ tai nạn xảy ra ngày càng nghiêm trọng ở cả đường bộ, đường thủy và đường hàng không dẫn đến thiệt hại lớn về người và của, tổn hại nền kinh tế và nhân lực quốc gia.  Theo nguồn thống kê đáng tin cậy, mỗi ngày nước ta có hơn 30 người chết, hàng chục người khác bị thương; bình quân một năm có từ 9.000 đến 13.000 người thiệt mạng; thiệt hại kinh tế lên tới vài tỷ USD/năm.

Khắp đất nước, không ít những nơi được gọi là “hố tử thần”, “xa lộ chết chóc”, “khúc cua ma”… là địa điểm xảy ra không ít vụ tai nạn thương tâm. Tai nạn giao thông nhẹ thì thiệt hại tài sản, nặng thì tổn thương tới sức khỏe bản thân, mọi người và thậm chí là mất đi tính mạng. Sức khỏe là điều quan trọng nhất đố với mỗi người, song “nhanh một phút, chậm cả đời”, không ít người đã đeo tật nguyền cả đời vì tai nạn giao thông. Nhìn vĩ mô, tai nạn giao thông ảnh hưởng tới cả một thế hệ cũng như sự phát triển của đất nước. Nó làm xấu xí đi nhân dạng con người và làm Việt Nam “đáng sợ” hơn trong mắt bạn bè quốc tế. Có ai lại đi đầu tư phát triển vào một quốc gia thiếu an toàn?

nghi luan xa hoi ve an toan giao thong - Nghị luận xã hội về an toàn giao thông

Nghị luận xã hội về an toàn giao thông

Nguyên nhân chính gây ra các vụ tai nạn đa phần nằm ở ý thức tuân thủ luật giao thông còn chưa cao ở một bộ phận dân chúng. Nhiều người khi tham gia giao thông vẫn uống rượu bia vượt quá nồng độ cồn quy định; không đội mũ bảo hiểm khi đi môtô, xe máy; chở quá tải; vượt đèn tín hiệu… Nhìn dọc các con đường, đôi lúc vài tốp thanh niên đua xe bạt mạng, không tiếc “hơn thua” với tử thần vẫn cứ tiếp diễn. Nhìn xem, ngay cả tuân thủ dừng đèn đỏ chúng ta cũng không làm được thì thử hỏi làm sao có hệ thông giao thông an toàn, văn minh?

Mặt khác, chính hiện trạng khách quan của giao thông ở Việt Nam cũng là nguyên nhân gây ra mất an toàn giao thông. Hàng loạt các quán ăn la liệt trên vỉa hè, xe đến không có khu đỗ, xe đi không có lối quay đầu, có lúc xe lao lên vỉa hè mà đi, có khi người dân dồn xuống lòng đường đi “bộ” vì không có vỉa hè… Hơn nữa, quy hoạch các con đường, nút thắt giao thông kém hiệu quả của nhà nước tạo nên các con đường méo mó, lỗ chỗ, góc rẽ 90 độ, đường khuất tầm mắt… đều là nguyên nhân dẫn tới mất an toàn giao thông.

Về giải pháp, nhà nước từng đưa ra bốn biện pháp để đảm bảo an toàn giao thông. Đó là: giải tỏa hành lang giao thông đường bộ bị lấn chiếm kết hợp mở thêm nhiều bãi đỗ xe công cộng; kiến tạo không gian xanh quanh; tuyên truyền luật an toàn giao thông sâu rộng tới dân chúng; tăng tính hiệu quả của các đội cảnh sát mô tô giao thông cơ động.

Còn bản thân tôi cho rằng, vấn đề này nhắc tới là “khổ lắm nói mãi”, nhưng quan trọng là nói với ai và làm thế nào? Nói với dân phải có khẩu hiệu thân thiện, bớt đi tính văn bản. Nói với Chính phủ phải rõ ràng, chắc chắn. Làm điều gì phải làm đến nơi, làm có tầm nhìn. Nhiều giải pháp như giàn dân, chuyển trường học ra vùng thưa dân, đổi giờ sinh hoạt… khá hay song chưa làm “đến nơi đến chốn”, còn nửa vời và thiếu thiết thực với nhân dân. Cuối cùng, chúng quy lại là ở ý thức người dân. Mỗi một cá nhân có ý thức sẽ tạo nên một cộng đồng ý thức. Hãy ghi nhớ khẩu hiệu mà các cán bộ vẫn tuyên truyền: “An toàn giao thông là trách nhiệm của mọi nhà”.

Người ta thường nói vui, “Không chết vì khủng bố thì chết vì tai nạn giao thông! Đúng là tránh vỏ dưa lại gặp vỏ dừa”. Tuy vậy, đó lại là lời rất thật, rất thực tế. Mong rằng mọi người hãy luôn ghi nhớ khẩu hiệu mà các cán bộ vẫn tuyên truyền: “An toàn giao thông là trách nhiệm của mọi nhà”.

Hoài Lê

Check Also

hoaphuong 27 310x165 - Cảm nhận về bức tranh phố huyện lúc chiều tà trong truyện ngắn Hai đứa trẻ

Cảm nhận về bức tranh phố huyện lúc chiều tà trong truyện ngắn Hai đứa trẻ

Cảm nhận về bức tranh phố huyện lúc chiều tà trong truyện ngắn Hai đứa …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *