Home / Văn mẫu / Văn mẫu lớp 12 / Phân tích hình tượng nhân vật Tnú trong tác phẩm Rừng xà nu

Phân tích hình tượng nhân vật Tnú trong tác phẩm Rừng xà nu

Đề bài: Phân tích hình tượng nhân vật Tnú trong tác phẩm Rừng xà nu của nhà văn Nguyễn Trung Thành.

Bài làm

Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, đồng bào Tây Nguyên thật anh dũng, kiên cường. Họ luôn gắn bó, quấn quýt bên nhau và cùng  yêu buôn làng tha thiết. Tình yêu ấy là cơ sở cho tình yêu đất nước và lòng căm thù giặc, quyết tâm theo cách mạng đến cùng để giải phóng quê hương. Nhân vật Tnú trong tác phẩm Rừng xà nu của nhà văn Nguyễn trung Thành tiêu biểu cho những người con ưu tú đã sớm giác ngộ cách mạng của Tây Nguyên hùng vĩ.

Hoàn cảnh của Tnú thật đáng thương. Tnú mồ côi cha mẹ từ nhỏ. Dân làng tuy nghèo khó vì chiến tranh nhưng không ai bỏ rơi Tnú mà luôn dành tình yêu thương cho Tnú. Lớn lên trong sự yêu thương ấy, Tnú có một tâm hồn trong sáng và đẹp đẽ. Tác giả đã nói theo cách nói của người Tây Nguyên: Tnú là người có cái bụng thương núi, thương nước. Tnú được cụ Mết truyền dậy: Cán bộ là Đảng. Đảng còn nước non này còn. Tnú đã bắt nhịp được lí tưởng sống của buôn làng, chọn con đường đi theo cách mạng. Tnú gan góc, táo bạo, thông minh và quả cảm, bất chấp sự vây lùng khủng bố dã man của giặc. Tnú đã xung phong vào rừng bảo vệ anh Quyết. Có lần gặp quân giặc, em vội nuốt thư vào bụng để giữ bí mật, Bị địch bắt và tra tấn, chúng hỏi Cộng sản ở đâu thì Tnú chỉ ngay vào bụng nói: Cộng sản ở đây này! Dân làng Xô man tự hào về những người như Tnú, tự hào vì năm năm chưa có cán bộ cách mạng nào bị bắt hoặc giết ở trong rừng. Được anh Quyết dạy chữ cho, Tnú rất chăm chỉ, quyết tâm học bằng được.

phan tich hinh tuong nhan vat tnu trong tac pham rung xa nu - Phân tích hình tượng nhân vật Tnú trong tác phẩm Rừng xà nu

Phân tích hình tượng nhân vật Tnú

Sau ba năm bị giặc giam cầm và tra tấn, Tnú vượt ngục trở về và mang trên mình nhiều vết thương nhưng anh đã thực sự trưởng thành, trực tiếp lãnh đạo dân làng Xô man đánh giặc. Kẻ thù tàn bạo giết chết vợ và con anh ngay trước mắt anh mà không thể làm gì được chúng. Đau thương, căm thù chất chứa khiến  hai con mắt anh cứ rực lên như hai cục lửa lớn.  Anh nhảy vào giữa đám lính, hai cánh tay như hai cánh gỗ lim của anh ôm chặt lấy mẹ con Mai mà không cứu được hai mẹ con Mai. Anh đã bị bắt, anh bình thản sẵn sàng đón nhận cái chết nếu như chúng giết anh bởi giờ đây đối với anh đang phải trải qua nỗi đau đớn tột cùng, hai người thân yêu nhất của anh đã bị chúng giết hại. Nhưng anh cũng day dứt băn khoăn là nếu chúng giết anh lúc này thì ai sẽ cùng dân làng đánh đuổi chúng, ai sẽ cùng dân làng đi theo lí tưởng của cụ Hồ. Giặc dùng giẻ tẩm nhựa xà nu đốt cháy đen mười đầu ngón tay anh hòng thiêu rụi ý chí đấu tranh của anh và dân làng Xô man. Nhưng chúng đã lầm, sự tàn ác hơn thú dữ của chúng càng làm cho ngọn lửa đấu tranh của dân làng thêm bùng cháy dữ dội. Thú hét lên: Giết. Chỉ chờ có vậy, tiếng thét của anh như một mệnh lệnh chỉ huy, người Xô Man nhất loạt vùng đứng lên chống trả lại quân giặc. Hai bàn tay thương tật của Tnú giờ mỗi ngón chỉ còn lại hai đốt vẫn cầm giáo, cầm súng lên đường trả thù nhà và góp phần giải phóng quê hương, đất nước. Tnú mạnh mẽ, can trường vượt qua đau thương mát mát, tham gia lực lượng giải phóng quân. Anh luôn chấp hành tốt kỉ luật, cho dù nỗi nhớ quê hương lúc nào cũng tha thiết nhưng chỉ khi hoàn thành nhiệm vụ, được nghỉ phép anh mới về thăm quê.

Tác phẩm Rừng xà nu của nhà văn Nguyễn Trung Thành đã dẫn người đọc đến vùng đất Tây Nguyên hùng vĩ, nơi có những người con dân tộc một lòng trung kiên với cách mạng.Tnú thật xứng đáng đáng là người anh hùng tiêu biểu của đồng bào Tây Nguyên, anh xứng đáng với niềm tin yêu của buôn làng. Hình ảnh nhân vật Tnú chịu bao đau thương, mát mát về cả thể xác và tinh thần khi bị giặc tra tấn dã man và bị giặc giết đi những người thân yêu nhất nhưng vẫn không bị lung lạc ý chí quyết tâm đi theo cách mạng đến cùng đã đem lại sự cảm phục và tự hào cho người đọc.

Tuấn Đức

Check Also

ao dai2 310x165 - Nghị luận xã hội về cách ứng xử văn hóa trong giao thông hiện nay (lớp 12)

Nghị luận xã hội về cách ứng xử văn hóa trong giao thông hiện nay (lớp 12)

Nghị luận xã hội về cách ứng xử văn hóa trong giao thông hiện nay …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *