Home / Văn mẫu / Văn mẫu lớp 8 / Thuyết minh về chiếc nón bảo hiểm

Thuyết minh về chiếc nón bảo hiểm

Đề bài: Em hãy thuyết minh về chiếc nón bảo hiểm.

Bài làm

Ngày 15/12/2007, Luật giao thông chính thức thực hiện quy định mỗi người ngồi trên xe gắn máy bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông. Đây là một trong những dấu mốc lịch sử trong việc sử dụng mũ bảo hiểm ở Việt Nam. Hãy cùng tìm hiểu chiếc mũ hữu dụng này nhé!

Mũ bảo hiểm xuất hiện vào thời kì chiến tranh, chủ yếu là để bảo vệ phần đầu của các binh lính trước những loại vũ khí như dao, kiếm, mác… Ban đầu, loại mũ này được làm bằng da, sau đó cải tiết thành mũ sắt, mũ đồng. Mỗi chiếc mũ thường có thêm phần che chắn cho mặt, đôi khi chỉ để hở một khoảng nhỏ để nhìn và thở. Ngoài ra, mũ cũng được chế tạo riêng, có loại chuyên dùng cho binh lính, có loại chuyên cho võ sĩ. Với loại mũ võ sĩ, phần vành mũ trước được nới rộng hình lưỡi để cải thiện tầm nhìn, chống lóa. Càng ngày chiếc mũ càng được cải tiến nhẹ hơn và che chắn, bảo vệ tốt hơn. Khi các loại vũ khí hiện đại như súng trường, súng lục được sản xuất, mũ bảo hiểm không còn được trọng dụng như trước, đa phần là sử dụng cho kỵ binh. Tuy nhiên những chiếc mũ làm từ thép được coi là một trong những thiết bị bảo vệ người lính chống lại các mảnh kim loại văng ra khi pháo nổ. Thậm chí, nó trở thành loại trang bị tiêu chuẩn tối thiểu của người lính của hầu hết quân đội Pháp, Anh, Mỹ…

thuyet minh ve chiec non bao hiem - Thuyết minh về chiếc nón bảo hiểm
Em hãy thuyết minh về chiếc nón bảo hiểm

Mũ bảo hiểm thường gồm 3 lớp gia công chắc chắn. Lớp vỏ ngoài làm từ nhựa bền chắc. Lớp thứ hai bên trong là phần đệm bảo vệ thường được làm từ xốp. Lớp trong cùng làm bằng vải mềm, thoáng mát giúp làm êm đầu khi đội mũ. Ngoài ra, mũ còn có quai cài hai bên nỗi nhau bằng một miếng giữ cằm để cố định mũ trên đầu. Phần kính chắn gió của vỏ mũ làm từ nhựa trong suốt có thể nâng lên, hạ xuống rất tốt chắn gió và các loại bụi, côn trùng bay vào mắt.

Công dụng chính của nón bảo hiểm là làm giảm va đập và hấp thu chấn động do va đập mạnh, nhờ đó có thể tối thiểu hóa nguy cơ chấn thương sọ não dẫn tới tử vong đáng tiếc.

Mũ bảo hiểm được sản xuất khá đa dạng, nhiều mẫu mã và màu sắc phù hợp với từng đối tượng và ngành nghề, lĩnh vực sử dụng. Mũ bảo hiểm có các loại như: mũ bảo hiểm nửa đầu, mũ bảo hiểm có kính chắn gió, mũ bảo hiểm có lỗ thông gió, mũ bảo hiểm ôm hết phần mặt…

Ngày nay, mũ bảo hiểm đi vào đời sống con người với vai trò không chỉ là trang bị của quân đội mà còn được sử dụng trong nhiều lĩnh vực nhất là giao thông, kĩ thuật và thể thao. Khắp các con đường, từ thành thị tới nông thôn, miền xuôi miền ngược, mọi quốc gia đều phải đội mũ bảo hiểm như một quy định bắt buộc khi tham gia giao thông. Công nhân và kỹ sư làm việc tại các phân xưởng, công trình kiến trúc luôn đảm bảo phải đội nón bảo hộ, thường là loại mũ nhựa màu vàng. Các vận động viên thi đấu các môn thể thao như đấu kiếm, võ thuật, ném bóng, thể thao mạo hiểm… luôn phải đội mũ bảo hiểm chuyên dụng để giữ an toàn.

Do đó, mỗi người đều nên trang bị cho mình một chiếc mũ bảo hiểm phù hợp. Tốt nhất nên mua mũ tại các cơ sở uy tín tránh mua phải hàng nhái, kém chất lượng. Hãy đội thử trước khi quyết định mua một chiếc nón bảo hiểm. Khi chọn mua mũ, một chiếc mũ đúng cỡ phải sát với đầu, không quá chặt, cũng không quá lỏng. Khi đội mũ, bạn cần thắt dây đủ chặt, tức là không thể kéo tuột mũ ra khỏi đầu được. Bảo quản mũ bảo hiểm cũng rất đơn giản. Nên tránh gần lửa, lau sạch nếu đi được chiếc mũ bám nhiều bụi và tốt nhất thay chiếc mới nếu mũ bị nứt hay lớp nhựa dùng lâu bị giòn.

Tóm lại, đội mũ bảo hiểm vừa là cách tự bảo vệ bản thân vừa thể hiện tư cách của một công dân biết tuân thủ pháp luật, giúp giảm thiểu thương tích, nỗi đau mà vấn nạn từ tai nạn giao thông gây ra.

Hoài Lê

Check Also

hoaphuong 25 310x165 - Phân tích hình ảnh nhà cách mạng yêu nước qua bài thơ “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” của Phan Bội Châu

Phân tích hình ảnh nhà cách mạng yêu nước qua bài thơ “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” của Phan Bội Châu

Phân tích hình ảnh nhà cách mạng yêu nước qua bài thơ “Vào nhà ngục …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *