Đề bài: Cảm nhận của em về nhân vật Ngô Tử Văn trong tác phẩm “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” của Nguyễn Dữ.
Bài làm
Cảm nhận của em về nhân vật Ngô Tử Văn – Chúng ta lớn lên trong những câu chuyện cổ tích, thần thoại xưa cũ nhưng giàu giá trị nhân văn, giáo dục tư tưởng đạm chất người Việt. Tôi đã từ nghe đến nhân vật Ngô Tử Văn trong tác phẩm “Truyền kì mạn lục” và cực kì ấn tượng về nhân vật này. Sau này được cắp sách tới trường đi học, bài học “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” của nhầ văn Nguyễn Dữ một lần nữa gợi lại hình ảnh Ngô Tử Văn khảng khái, cương liệt trong tôi.
Nguyễn Dữ là một nhà nho sống vào khoảng thế kỉ XVI, là con trong một gia đình có truyền thống khoa bảng. Nguyễn Dữ để lại cho đời tác phẩm nổi tiếng là “Truyền kì mạn lục”. “Truyền kì mạn lục” giống như một bức tranh hiện thực thu nhỏ của xã hội. Trong đó, “Chuyện chức phán sự ở đền Tản Viên” là một trong hai mươi chương truyện, khá hay, tiêu biểu của “Truyền kỳ mạn lục”. Truyện tập trung thể hiện hình tượng nhân vật Ngô Tử Văn khảng khái, cương trực là đại diện cho chính nghĩa ở đời. Qua đó, tác giả phê phán hiện thực xã hội đồng thời đề cao phẩm chất kẻ sĩ.
Về nhân vật chính xuyên suốt toàn bộ câu chuyện – Ngô Tử Văn được thể hiện trong yếu tố kì dị, không có thực.
Chuyện rằng xưa có người tên Ngô Tử Văn vốn khảng khái, nóng nảy, thấy sự gian tà thì ko thể chịu được. Một ngôi đền có hồn của tên giặc xâm lược tử trận gần đó làm yêu quái trong dân gian nhiều năm. Tử Văn châm lửa đốt đền. Sau khi đốt đền, Tử Văn ốm nặng rồi bị quỷ sai bắt xuống âm cung. Diêm Vương đã có lúc tỏ ra mơ hồ trước sự việc, ngược lại Ngô Tử Văn dũng cảm vạch mặt tên bại tướng. Lẽ phải chiến thắng, Ngô Tử Văn được minh oan và sau này nhậm chức phán sự ở đến Tản Viên. Sự thắng lợi của Tử Văn chính là chân lí mà Nguyễn Dữ muốn khẳng định: chính nghĩa nhất định thắng gian tà.
Ngô Tử Văn xuất hiện thông qua lời giới thiệu khá truyền thống của văn học cổ: “Ngô Văn Tử tên là Soạn, người huyện Yên Dũng đất Lạng Giang. Chàng được biết đến là một người có tính tình bộc trực, khảng khái, thấy gian tà là không thể chịu nổi”. Tuy chỉ là một vài chi tiết nhỏ song Nguyễn Dữ đã thể hiện nhân vật đại diện cho khí chất nam nhi của kẻ sĩ thời bấy giờ.
Cảm nhận của em về nhân vật Ngô Tử Văn
Tính tình khảng khái, cương trực của Ngô Tử Văn trước hết thể hiện qua hành động đốt đền tà. “Tử Văn rất tức giận, một hôm tắm gội sạch sẽ, khấn trời rồi châm lửa đốt đền”. Trong khi mọi người đầu lắc đầu, lè lưỡi lo sợ thay cho Tử Văn thì chàng cứ làm như một việc dĩ nhiên. Có lẽ tác giả tin rằng, con người đứng trước cái xấu phải trừ bỏ cái xấu mới là người chính đạo thực sự.
Điều đặc biệt ở đây là kẻ ác kia không phải là một con người bằng xương bằng thịt mà là một hồn ma vô hình, vô ảnh nhưng rất đáng sợ. Hồn ma quỷ thuộc về thế giới thần linh, là chỗ dựa của giai cấp thống trị từ xưa đến nay. Do đó, việc đốt đền còn cho thấy Nguyễn Dữ như vừa lật đổ toàn bộ chế độ thần quyền của bọn phong kiến độc ác.
Hành động của Tử Văn xuất phát từ tấm lòng muốn trừ hại tai ương cho dân chúng. Thế nhưng cái lí của xã hội bấy giờ thật ngang trái, Ngô Tử Văn – người làm theo cái đúng đáng ra được ngợi khen thì nay lại trở thành kẻ có tội.
Không lâu sau khi Tử Văn đốt đền, chàng đổ bệnh và sau bị “hai tên quỷ sứ đến bắt đi rất gấp, kéo ra ngoài thành vế phía đông”. Trên đường xuống âm ti đáng sợ nhưng Tử Văn vẫn không hề nao núng.
Trong phiên tòa kì lạ nơi âm ti, do chỉ nghe bên nguyên – hồn ma gian xảo, Diêm Vương – người cầm cán cân công lý cũng đã có lúc tỏ ra hồ đồ. Diêm Vương là đại diện cho thiết chế lệch lạc và quan quyền bất tài của chế độ xã hội bấy giờ. Thế nhưng, chính tình huống bất lợi cho bên bị cáo mà Tử Văn càng có điều kiện tỏ rõ khí phách. Chàng một mực khẳng định sự trong sạch và thẳng thắn “Ngô Soạn này là kẻ ngay thẳng ở trần gian”. Hơn nữa, bên bị cáo còn dũng cảm vạch mặt tên bạo tướng gian tàn bằng lời lẽ rất “cứng cỏi”. Ngô Tử Văn đã đánh lui tất cả sự kháng cự của kẻ thù, và phản công mạnh mẽ, đánh gục cái xấu xa. Và việc Tử Văn được sống lại, nhậm chức phán sự đền Tản Viên chính là cách để Nguyễn Dữ tôn vinh cái đẹp, cái tốt ở đời.
Về nghệ thuật, tác phẩm là sự kết hợp giữa hiện thực và chất yếu tố kì ảo, cốt truyện giàu kịch tính tạo nên sức lôi cuốn hấp dẫn cho tác phẩm. Hình tượng nhân vật Ngô Tử Văn được xây dựng sống động đã để lại ấn tượng vô cùng sâu sắc trong lòng người đọc.
Thông qua tác phẩm “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” và hình tượng nhân vật Ngô Tử Văn, Nguyễn Dữ đã vạch trần bộ mặt xã hội phong kiến đương thời, ca ngợi tinh thần chính nghĩa và đề cao tinh thần yêu nước chống xâm lăng. Nguyễn Dữ cũng muốn nhắn nhủ tới bạn đọc rằng: Cái đúng sẽ luôn chiến thắng nếu có một tinh thần dũng cảm dám đấu tranh.
Hoài Lê