Home / Văn mẫu / Văn mẫu lớp 11 / Phân tích bài thơ Tự Tình của Hồ Xuân Hương

Phân tích bài thơ Tự Tình của Hồ Xuân Hương

Đề bài: Em hãy phân tích bài thơ “Tự Tình” của Hồ Xuân Hương.

Bài làm

Nói tới thời đại của cái tôi phong cách, người ta thường lấy thơ Mới ra bàn. Tuy nhiên, nó không chứng tỏ các thời kì khác, các nhà văn, nhà thơ không có phong cách riêng biệt. Thơ ca thời phong kiến cũng có những phong cách văn thơ rất độc đáo như Nguyễn Du, Tế Xương, Nguyễn Trãi, Lí Bạch, Hồ Xuân Hương. Trong số đó, tôi luôn ấn tượng bởi phong cách thơ của một nữ thi sĩ. Đó là Hồ Xuân Hương với bài thơ “Tự Tình” tiêu biểu cho cái chất rât “điên”, rất mới và vô cùng táo bạo.

Hồ Xuân Hương là một trong những nhà thơ nữ nổi tiếng của lịch sử văn học dân tộc Việt Nam. Hồ Xuân Hương (1772 – 1822), quê ở làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Bà được mệnh danh là Bà chúa thơ Nôm thông qua những sáng tác thơ bằng cả chữ Nôm và chữ Hán, trong đó mảng thơ Nôm là nổi bật hơn cả. Đặt vào bối cảnh phong kiến xưa, Hồ Xuân Hương cũng được xem như hiện tượng đặc biệt mới mẻ của dòng thi ca cổ điển Việt Nam. Thơ Hồ Xuân Hương không chỉ thoát khỏi niêm luật chặt chẽ của thơ Đường mà còn có những câu chữ và hình ảnh táo bạo, thể hiện bản lĩnh mạnh mẽ, phóng khoáng vượt ra khỏi khuôn phép lễ giáo phong kiến xưa.

Tuy Hồ Xuân Hương là một nữ sĩ tài năng song có số phận hẩm hiu, thân thế long đong. Chính những trải nghiệm khó khăn ấy đã đi vào thơ của bà có lúc như lẳng lơ, có lúc mỉa mai, châm biếm, cũng có khi chứa chan tình tự. Bài thơ “Tự Tình” tiêu biểu cho nét phong cách này. Bài thơ “Tự Tình” được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú của thơ Đường luật. Bố cục một bài thơ thất ngôn bát cú truyền thống thường được chia gồm 4 phần: Đề, Thực, Luận và Kết.

Trước hết, hai câu đề dẫn người đọc vào khoảng không gian, thời gian đặc biệt, đó là khoảnh khắc đêm khuya thanh vắng, tiếng trống canh đâu đó điểm lanh lảnh và một nữ tài sắc ngồi sầu muộn về cuộc đời:

“Canh khuya văng vẳng trống canh đồn,

Trơ cái hồng nhan với nước non.”

Nhân vật chính trong thơ xuất hiện với cái tên “hồng nhan”. Người hồng nhan ấy được miêu tả bằng từ “trơ”. Hồng nhan là từ dùng để chỉ người phụ nữ đẹp cả bề ngoài lẫn tâm hồn bên trong. Người phụ nữ hồng nhan thường có tâm hồn nhạy cảm nên rất đa sầu, đa cảm. Người ta thường nói hồng nhan thì bạc phận. Còn người hồng nhan trong thơ Xuân Hương thì “trơ”. Thông thường, trơ tức là là không biết xấu hổ, ý nói tiêu cực. Ơ thế hóa ra, người phụ nữ thời phong kiến có tài có sắc lại là một sự xấu hổ, một cái xấu xa. Không phải thế sao khi Thúy Kiều trong thơ Nguyễn Du đó, tuy đẹp đến hoa trên cành, trăng trên trời cũng phải ganh tỵ nhưng rút cục vẫn bị gán nợ, bị bán vào lầu xanh, bị đưa ra trao đồi mua bán như một thứ hàng hóa có giá trị. 

phan tich bai tho tu tinh cua ho xuan huong - Phân tích bài thơ Tự Tình của Hồ Xuân Hương
Em hãy phân tích bài thơ “Tự Tình” của Hồ Xuân Hương

Tiếp đến, hai câu thực là tâm trạng muộn phiền, dang dở, thất vọng của nhà thơ về cuộc đời:

“Chén rượu hương đưa, say lại tỉnh,

Vầng trăng bóng xế, khuyết chưa tròn.”

Cảnh tượng uống rượu dưới trăng của thơ bà Hồ lại thật lạ lùng mà cũng thật xót xa. Người phụ nữ hồng nhan kia đang uống rượu mà như không uống rượu. Từ “hương đưa” gợi hình ảnh một người đang thưởng rượu. Điều kì lạ ở đây là, chỉ hương rượu nồng thôi cũng làm người phụ nữ ấy say. Hình ảnh “say lại tỉnh” kết hợp nhịp thơ 4/3 tạo ra một chuỗi cảm giác triển miên, cứ say rồi lại tỉnh, càng say càng tỉnh, càng tỉnh càng nhận thức thực tại nên mới thấy say. Chí Phéo trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao còn may mắn hơn, vì hắn có thể say, khi say hắn không còn biết gì cả. Nhưng với thi sĩ, người như rơi vào bi kịch tột cùng khi muốn quên đi thực tại thì càng nhận thức nó rõ ràng hơn.

Người là vậy, còn thiên nhiên? Hình ảnh trăng luôn là nỗi ám ảnh trong thơ ca. Trăng trong thơ Hồ Xuân Hương được miêu tả bằng từ “bóng xế” và “khuyết chưa tròn”. Trăng tượng trung cho số phận nhà thơ. Bản thân Hồ Xuân Hương cũng là phận “lỡ hai lần đò”, từng trải qua những ngày tháng dài làm vợ lẽ. Do đó, hiện tại bà đã bước vào thời kỳ tuổi xuân sắp qua đi nhưng tình cảm thì chưa bao giờ trọn vẹn.

Tiếp theo, hai câu luận đột nhiên trở nên mạnh mẽ và táo bạo như niềm cảm xúc mạnh mẽ dâng trào:

“Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám,

Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn.”

Loài rêu – loại thực vật nhỏ bé, mỏng manh nhưng lại “xiên” qua đất. Đá – thứ chỉ có dưới mặt đất lại “đâm toạc” được lên tận bầu trời. Hai động từ mạnh là “xiên ngang” và “đâm toạc” sử dụng rất “đắt”, đã thổ lộ hết cái tâm thế gần như mất kiểm soát của nhà thơ. Người phụ nữ kia như đang vùng vẫy, muốn đập tan không gian ngột ngạt này và hủy hoại mọi thứ đang bó buộc mình. Cái thứ đang bó buộc ấy chính là lễ giáo phong kiến khắt khe bấy giờ.

Cuối cùng hai câu kết lại trở về tâm trạng buồn phiền, chán trường.

Ngán nỗi xuân đi, xuân lại lại,

Mảnh tình san sẻ tí con con!”

Dù có bỏ mặc đời để say hay phản kháng số phận thì sau cùng hiện thực đau khổ vẫn hiện ra như đẩy người phụ nữ thực sự rơi vào bi kịch. Hiện thực ấy là gì? Là mùa xuân này sang mùa xuân khác, giống như tuổi xuân người phụ nữ cứ lặng lẽ qua đi nhưng nhìn lại bản thân vẫn cô đơn, sầu muộn nơi lầu son gác tía. Thân phận người vợ lẽ ấy thảm thương biết mấy khi chỉ có độc một “mảnh tình” thôi lại phải đem đi “san sẻ” còn “tí con con”.

Tóm lại, với thể thơ thất ngôn bát cú, sử dụng ngôn từ mới mẻ, hình ảnh độc đáo, thơ Hồ Xuân Hương vừa phản ánh số phận chuân chuyên, phụ thuộc của người phụ nữ vừa phê phán xã hội đương thời bất công, độc đoán.

Hoài Lê

Check Also

bodethi img - Cảm nhận về bức tranh phố huyện lúc chiều tà trong truyện ngắn Hai đứa trẻ

Cảm nhận về bức tranh phố huyện lúc chiều tà trong truyện ngắn Hai đứa trẻ

Cảm nhận về bức tranh phố huyện lúc chiều tà trong truyện ngắn Hai đứa …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *